VẬT LÍ VUI
VẬT LÍ VUI
VẬT LÍ VUI
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

VẬT LÍ VUI

YO PHYSICAL MBA
 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Keywords
Latest topics
» Chiều không gian thứ 4: Bí ẩn vẫn mãi là bí ẩn
Marie Curie I_icon_minitimeFri Apr 12, 2013 9:36 am by Admin

» * CÁC BÍ ẨN TRONG VẬT LÝ HỌC
Marie Curie I_icon_minitimeThu Apr 11, 2013 4:05 pm by kimcuong

» Tên lửa Triều Tiên liên tục di chuyển
Marie Curie I_icon_minitimeThu Apr 11, 2013 3:26 pm by kimcuong

» upside down water
Marie Curie I_icon_minitimeThu Apr 11, 2013 3:19 pm by kimcuong

» Bullet Physic Experiment A
Marie Curie I_icon_minitimeThu Apr 11, 2013 3:15 pm by kimcuong

» Kích cỡ proton nhỏ hơn người ta nghĩ
Marie Curie I_icon_minitimeThu Apr 11, 2013 12:41 am by kimyen

» Tạp chí Vật Lý Tuổi Trẻ số 106 - Tháng 6/2012 trang 11
Marie Curie I_icon_minitimeThu Apr 11, 2013 12:26 am by kimyen

» Đàm Thanh Sơn
Marie Curie I_icon_minitimeThu Apr 11, 2013 12:24 am by hongnhata3

» Phạm Xuân Yêm
Marie Curie I_icon_minitimeThu Apr 11, 2013 12:21 am by hongnhata3

May 2024
MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  
CalendarCalendar
Affiliates
free forum


 

 Marie Curie

Go down 
Tác giảThông điệp
hongnhata3




Tổng số bài gửi : 6
Join date : 05/04/2013

Marie Curie Empty
Bài gửiTiêu đề: Marie Curie   Marie Curie I_icon_minitimeThu Apr 11, 2013 12:11 am

Marie Curie


Marie Skłodowska-Curie (7 tháng 11, 1867 – 4 tháng 7, 1934) là một nhà vật lý và hóa học người Ba Lan-Pháp, nổi tiếng về việc nghiên cứu tiên phong về tính phóng xạ. Bà là người đầu tiên vinh dự nhận được haiGiải Nobel trong hai lĩnh vực khác nhau[2]-vật lý và hóa học. Marie Curie là giảng viên đại học nữ đầu tiên tại Đại học Paris (Sorbonne), và vào năm 1995 thi thể của bà được mai táng tại điện Panthéon ở Paris vì những đóng góp to lớn cho nhân loại.
Tên khai sinh của bà là Maria Salomea Skłodowska tại thủ đô Vacsava của Vương quốc Ba Lan. Bà học tập tại Đại học Floating một cách bí mật và bắt đầu nghiên cứu khoa học tại Vacsava.
Bà đã thành lập Viện Curie ở Paris và Warszawa.


Marie Curie Images?q=tbn:ANd9GcQEprxFjYsxAfvc4E8hT9Oymwc2x1swR9MeHPQxBhjG1mCq7y09

Những phát hiện mới

Sau khi tiến sĩ Henri Becquerel phát hiện ra urani có tính phóng xạ (phát sáng), Marie và Pierre cùng nhau nghiên cứu các vật chất phóng xạ, đặc biệt là quặng urani uraninit, có tính chất kỳ lạ là phóng xạ hơn chất urani được chiết ra. Đến 1898 họ đã có giải thích hợp lý: uraninit có một chất phóng xạ hơn urani; ngày 26 tháng 12 Marie Curie tuyên bố sự hiện hữu của chất này.
Sau nhiều năm nghiên cứu họ đã tinh chế vài tấn uraninit, ngày càng tập trung các phần phóng xạ, và cuối cùng tách ra được chất muối clorua (radium chloride) và hai nguyên tố mới, có tính phóng xạ mạnh hơn cả urani. Pierre và Marie quyết tìm ra nguyên tố ấy bằng cách phân tích khoáng vật pichblend (có chứa uraniu). Sau khi làm thí nghiệm nhiều lần, ngoài nguyên tố phóng xạ trên còn có một nguyên tố nữa mà Marie phát hiện ra là polonium theo tên quê hương của Marie (Pologne theo tiếng Pháp, Polska theo tiếng Ba Lan), và nguyên tố kia tên radi vì khả năng phóng xạ của nó (radiation).
Tuy nhiên, lúc đầu công bố, do lượng radi trong pichblend quá nhỏ nên Pierre và Marie chưa thể lọc ra được, vì thế radi không được công nhận. Sau lần đó, Pierre và Marie quyết định lọc radi ra khỏi pichblend, và trong tám tấn pichblend thì chỉ có một gram radi nhỏ. Vì thế, nó rất đắt và quý.
Năm 1903 bà được nhận giải Nobel vật lý cùng với chồng Pierre Curie và Henri Becquerel cho các nghiên cứu về bức xạ. Bà là người phụ nữ đầu tiên nhận giải này.

Marie Curie Images?q=tbn:ANd9GcSn1UF49MesoEJpwXy909g-EkByVYh-XR14pzobZI6Mylhzwhbkkg
Tám năm sau, bà nhận giải Nobel hóa học trong năm 1911 cho việc khám phá ra hai nguyên tố hóa học radium và polonium. Bà cố ý không lấy bằng sáng chế tiến trình tách radium, mà để các nhà nghiên cứu tự do sử dụng nó.
Bà là người đầu tiên đoạt, hay chia cùng người khác, hai giải Nobel. Bà là một trong hai người duy nhất đoạt hai giải Nobel trong hai lĩnh vực khác nhau (người kia là Linus Pauling). Năm 1906,pierre curie bị một chiếc xe ngựa đè lên khi đang đi trên phố
Sau khi chồng bà qua đời, dư luận đồn thổi bà có một cuộc tình với nhà vật lý Paul Langevin, một người đã có vợ và bỏ vợ, gây ra một cuộc xì căng đan. Tuy bà là một nhà bác học được coi trọng tại Pháp, dư luận Pháp có phần bài ngoại vì bà là một người nước ngoài, từ một nơi ít người biết đến (lúc ấy Ba Lan là một phần của Nga) và có nhiều người gốc Do Thái (Marie là một người vô thần lớn lên trong một gia đình Công giáo, nhưng việc đó không ảnh hưởng đến dư luận). Hơn nữa, Pháp lúc đó hãy còn rung động về vụ Dreyfus. Điều ngẫu nhiên là sau này cháu trai của Paul Langevin là Michel đã kết hôn với cháu gái của Marie Curie là Hélène Langevin-Joliot.
Trong Đệ nhất thế chiến, bà vận động để có các máy chụp tia X di động để có thể điều trị các thương binh. Những máy này được cung cấp lực từ xạ khí radium, một khí không màu, phóng xạ từ radium, sau này được nhận ra là radon. Marie đã lấy khí này từ radium bà đã tinh chế. Ngay sau khi chiến tranh bắt đầu, bà đã bán giải Nobel làm bằng vàng của mình và của chồng để giúp trong nỗ lực chiến tranh.
Năm 1921, bà đã đến Hoa Kỳ để gây quỹ trong cuộc nghiên cứu radium. Bà được đón tiếp nồng hậu.
Trong những năm cuối cùng, bà thất vọng vì nhiều nhà thuốc và người làm mỹ dung đã không thận trọng khi dùng các vật chất phóng xạ.
Bà qua đời gần Sallanches, Pháp trong năm 1934 vì ung thư bạch cầu, chắc chắn là vì bà đã tiếp xúc với một số lượng bức xạ quá cao trong các nghiên cứu.
Con gái lớn nhất của bà, Irène Joliot-Curie, cũng được trao một giải Nobel hóa học trong năm 1935, một năm sau khi Marie Curie qua đời. Con gái út của bà, Eve Curie, viết một cuốn tiểu sử về Marie sau cái chết của mẹ mình.
Năm 1995, tro xương của bà được đưa vào điện Panthéon, bà trở thành người phụ nữ đầu tiên được an nghỉ tại đây vì cống hiến của mình.
Trong một thời gian siêu lạm phát trong đầu thập niên 1990, tờ giấy bạc 20.000 zloty của Ba Lan có hình bà. Hình bà cũng đã hiện diện trong tờ 500 franc của Pháp cũng như nhiều tem thư và tiền kim loại.
Nguyên tố số 96, Curium, ký hiệu Cm, được đặt tên để tôn vinh bà và Pierre. Ở Việt Nam có 3 ngôi trường mang tên bà một ở thành phố Hồ Chí Minh, một ở Hà Nội và một ở Hải Phòng

Về Đầu Trang Go down
 
Marie Curie
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
VẬT LÍ VUI :: LỊCH SỬ CÁC NHÀ KHOA HỌC VÀ NHỮNG TIN TỨC CẬP NHẬT :: NNKHNT-
Chuyển đến